XtGem Forum catalog
NarutoVN

Welcome To NarutoVN

↓↓ Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

* Pupy (Admin)
* 13:59, 22/10/2016
#1
-size:14px">            Năm 20 của thế kỉ 20

            Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người

            Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.

            Ôi những ngày xưa... Mưa xứ Huế 

            Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!

            Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời

            Đất lai láng những là nước mắt...

            Có lẽ vậy thôi... Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt

            Trên dòng sông mù sương

            Tôi đã khô như cây sậy bên đường

            Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt

            Tôi đã chết, lặng im, như con chim không hao giờ được hót 

            Một tiếng ca lảnh lót cho đời 

            Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi !

2. Từ ấy là một bài thơ gọn ghẽ, xinh xắn, chỉ gồm có ba khổ. Quan trọng nhất là khổ đầu. Có thể coi đó là cái gốc. Hai khổ sau là cành, là ngọn, phát triển ra từ cái gốc lí tưởng ấy, cái gốc "mặt trời chân lí" ấy.

Đối với Tố Hữu, chân lí Mác - Lê-nin khône chỉ được tiếp nhận bằng lí trí mà còn bằng tình cảm, bằng trái tim nữa : "Mặt trời chân lí chói qua tim".

Điểu này rất có ý nghĩa đối với người chiến sĩ Tố Hữu và nhà thơ Tố Hữu. Có tình cảm mãnh liệt mới có hành động chiến đấu hi sinh ; có tình cảm sôi nổi mới có thơ Từ ấy - lí tưởng trớ thành "vườn hoa lá - Rất đậm hương và rộn tiếng chim", nghĩa là thành hình ảnh, thành nhịp điệu, thành thơ ca.

Thực ra lí tưởng cộng sản đã bao hàm ngay trong nội dung của nó nguồn tình cảm lớn. Đó là chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp vô sản hướng về quần chúng nghèo khổ, về nhân loại cần lao. Cho nên giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ bỗng thấy mình lớn lên gấp trăm lần, gấp triệu lần. Cái tôi cá nhân bé nhỏ, yếu đuối "như cây sậy bên đường", trở thành cái tôi giai cấp, cái tôi nhân loại, mang sức mạnh của cả một "khối đời" vĩ đại ("Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời").

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dùng hàng loạt số từ và đẩy vọt lên từ trăm đến vạn : "trăm nơi", "vạn nhà", "vạn kiếp", "vạn đầu em nhỏ",... Đâu phải nhà thơ chỉ muốn nói số trăm, số vạn. Trăm, vạn ở đây không có nghĩa là số trăm, số vạn cụ thể, mà là để nói rất nhiều, nhiề lắm, là tất cả "mọi người", là biết "bao hồn khổ", là cả nhân loại cần lao, là giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại (Tuyên ngôn đảng cộng sản).

Cũng không phải ngẫu nhiên mà tác giả dùng hàng loạt từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt : "là con", "là em", "là anh". Vì giác ngộ tình cảm giai cấp, nhà thơ muốn buộc chặt cái tôi của mình với nhân loại cần lao bằng tình cảm thân thiết nhất, như tình cám ruột thịt của những đứa con trong cùng một gia đình vậy.

Và giọng thơ thì, từ câu đầu đến câu cuối càng lúc càng sôi nổi, say sưa. Và nhịp thơ thì hăm hở, dồn dập, với những điệp từ càng lúc càng được dùng với tần số cao :

            Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

            Để tình trang trải với trăm nơi 

            Để hồn tôi với bao hồn khổ 

            Gần gùi nhau thêm mạnh khối đời.

            Tôi đã là con của vạn nhà 

            Là em của vạn kiếp phôi pha 

            Là anh của vạn đầu em nhỏ 

            Không áo cơm, cù bất cù bơ...

Tử ấy, đúng là tiếng lòng sôi nổi, hăm hở của một thanh niên trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng cộng sản.


Trang: « 1[2]
Đến trang:
Cùng chuyên mục
Bạn đã xem chưa?
twitter - facebook
BBCode:

Link:
Trang chủ - Giới thiệu - Điều khoản - Chính sách - Liên hệ